Kiểm toán bổ sung thêm nhiều dự án trọng điểm năm 2018


Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh – Hà Đông cũng đang được kiểm toán

Dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh – Hà Đông cũng đang được kiểm toán

Tổng kiểm toán Nhà nước vừa công bố quyết định kiểm toán bổ sung năm 2018 trên cơ sở đề nghị của một số bộ ngành, đơn vị có liên quan.

Theo quyết định này, năm 2018, Kiểm toán Nhà nước sẽ tiến hành kiểm tra kiểm toán một số hoạt động xây dựng và quản lý, sử dụng vốn đầu tư tại một số công trình dự án trọng điểm.

Cụ thể, 3 dự án hiện đại hoá thông tin tín hiệu đường sắt gồm: Dự án hiện đại hoá thông tin tín hiệu đường sắt các tuyến Hà Nội – Đồng Đăng, Hà Nội - Lào Cai và Hà Nội – Nguyên, 3 khu đầu mối Hà Nội giai đoạn I; Dự án hiện đại hoá thông tin tín hiệu đường sắt đoạn Vinh – Sài Gòn tuyến đường sắt Thống Nhất, giai đoạn I; Dự án hiện đại hoá thông tin tín hiệu đường sắt Hà Nội – Vinh tuyến đường sắt Thống Nhất, giia đoạn II.

Cũng nằm trong danh sách kiểm toán bộ sung năm 2018 còn có Dự án Đầu tư xây dựng đường trục phát triển nối vùng kinh tế biển tỉnh Nam Định với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình. Đồng thời, đợt bổ sung này Kiểm toán Nhà nước cũng thực hiện kiểm toán với việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công giai đoạn 2012-2017 và 9 tháng đầu năm 2018 của Trường Đại học Điện lực.

Trước đó, ngày 12/9, Kiểm toán Nhà nước cũng tiến hành kiểm toán dự án đường sắt đô thị Hà Nội tuyến Cát Linh – Hà Đông. Mục tiêu của kiểm toán tại dự án này là nhằm xác định tính đúng đắn, trung thực của báo cáo tài chính dự án. Đồng thời, đánh giá việc tuân thủ pháp luật, chế độ quản lý đầu tư xây dựng, tài chính, kế toán của Nhà nước và các quy định của hiệp định vay vốn.

Nội dung kiểm toán bao gồm nguồn vốn đầu tư, chi phí đầu tư; việc tuân thủ pháp luật, chế độ quản lý đầu tư xây dựng, tài chính, kế toán và các chính sách pháp luật có liên quan kể từ khi triển khai dự án đến ngày 30/6/2018. Thời hạn kiểm toán là 60 ngày bắt đầu từ ngày công bố.

Dự án đường sắt đô thị tuyến Cát Linh - Hà Đông được Bộ GTVT phê duyệt đầu tư vào năm 2008 với tổng mức đầu tư ban đầu là 552,86 triệu USD. Trong đó, vốn vay Trung Quốc là 419 triệu USD, vốn đối ứng Việt Nam là 133,86 triệu USD. Đến năm 2016, dự án được điều chỉnh tổng mức đầu tư là 868,04 triệu USD (tăng 315,18 triệu USD).

H.Anh

 

 

 

Thông tin hữu ích

Follow Fanpage

CÓ NHIỀU LỰA CHỌN VÀ TƯ VẤN TỐT HƠN

Gửi yêu cầu tư vấn

1
Bạn muốn được tư vấn thêm?